Tiểu sử Lâu-ca-sấm

Chi tiết về cuộc đời của Lokakṣema được biết đến bởi mô tả ngắn của Tăng Hữu (僧祐; 445–518) qua tác phẩm “Xuất tam tạng ký” (出三藏 記, T2145).

Tên phiên âm chữ Hán 婁迦讖 (Lâu-ca-sấm) thường được viết bằng tiếng Phạn là Lokakṣema, mặc dù điều này bị một số học giả tranh cãi, và các biến thể như Lokakṣama đã được đề xuất.[2] Tiền tố 'Chi (支) được thêm vào tên của vị này cho thấy rằng Lokaksema có thể là người Nguyệt Chi (月支). Theo truyền thống, ông được cho là người Quỹ Sương, mặc dù thuật ngữ Nguyệt Chi trong tiếng Trung Quốc bao hàm một khu vực rộng lớn của Tiểu lục địa Ấn Độ.[3]

Lokaksema sinh ra ở Gandhara, một trung tâm của nghệ thuật Hy Lạp Phật giáo, vào thời điểm mà Phật giáo được bảo trợ tích cực bởi Kanishka Đại đế, người đã triệu tập Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ tư. Kanishka được cho là không có ác ý đối với Phật giáo Đại thừa, vì vậy đã mở đường việc các tăng sĩ Đại thừa du hành truyền giáo sang Trung Quốc như Lokakṣema. 

Lokaksema đến kinh đô Lạc Dương của nhà Hán vào cuối đời Hán Hoàn Đế (r.147-168). Đến giữa năm 178-189 (đời Hán Linh Đế) đã bắt tay dịch hơn 10 bộ kinh văn Đại thừa sang chữ Hán.[3][4][5]

Với sự suy tàn của nhà Hán, Trung Quốc rơi vào cảnh loạn lạc. Hành trạng của Lokakṣema sau đó không còn được ghi chép trong sách sử.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lâu-ca-sấm http://www.book853.com/show.aspx?id=621&cid=103&pa... http://www.lingshh.com/dls3/15.htm http://journals.ub.uni-heidelberg.de/index.php/jia... http://buddhism.lib.ntu.edu.tw/FULLTEXT/JR-MAG/mag... https://archive.org/details/BackCopiesOfBuddhistSt... https://web.archive.org/web/20131023055957/http://... https://web.archive.org/web/20170301205237/http://... https://web.archive.org/web/20180111165247/http://... https://web.archive.org/web/20180111165339/http://...